• Phía bắc giáp xã Kỳ Bắc
  • Phía nam giáp xã Kỳ Tây
  • Phía đông giáp xã Kỳ Tiến, Kỳ Trung
  • Phía tây giáp xã Cẩm Trung và xã Cẩm Minh ( huyện Cẩm Xuyên)

Kỳ Phong có diện tích đất tự nhiên 3.009,99 ha, trong đó đất nông nghiệp 1.552,08 ha, đất lâm nghiệp 1058,7 ha, riêng rừng phòng hộ 762,22 ha và rừng sản xuất 16 ha ( chủ yếu cây thông, keo tràm).

Địa hình Kỳ Phong dạng lòng chảo, phía nam là những dãy đồi núi ( đỉnh cao nhất là Động Cấp 388m, Động Cày 300m); Phía bắc là dãy núi Ngọc Thạch ( còn có tên Tương Ty, Tiên Chưởng hay Núi Voi, đỉnh cao nhất là 291m). Khu vực giữa là ruộng đồng khá bằng phẳng, xen kẽ có sông ngòi ao hồ và đồi núi nhỏ. Kỳ Phong có các tuyến đường huyết mạch đi qua như đường 1A, đường 24, tạo nên các nút giao thông quan trọng như: Ngã ba Voi, Ngầm 24, ngã ba Bàu Nước, cầu Cộ, cầu Khe Su. Thời xa xưa ở đây là thảm rừng bao phủ từ dãy Trường Sơn xuống tận biển, hiện nay đã trở thành Thị tứ và quyết tâm phấn đấu xây dựng Nông thôn mới gắn với phát triển kinh tê, văn hóa – xã hội để sớm trở thành đô thị loại IV trong thời gian sớm nhất; đồng thời củng cố và xây dựng địa bàn chiến lược về an ninh, quốc phòng để xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tê, văn hóa – xã hội của huyện.

Từ xa xưa, dân cư ở đây mang đậm bản sắc văn hóa Xứ Voi cộng thêm văn hóa giao thoa của nhiều vùng miền, cả Bắc – Nam phong phú. Dân cư Kỳ Phong là cộng đồng của nhiều dòng họ đến đây định cư khá sớm, có những dòng họ đã 13-15  đời, trong đó có nhiều dòng họ lớn như họ Nguyễn, họ Lê, họ Hoành, họ Dương, họ Trần, họ Võ, họ Phan, họ Phạm…Kỳ Phong củng là quê hương của nhiều danh nhân khoa bảng, nhiều chí sĩ yêu nước, nhiều lão thành cách mạng; là nơi hội tụ văn hóa giao thoa nhưng vẫn đậm đà bản sắc xứ voi, càng tô đẹp thêm truyền thống yêu nước, thương nòi,thủy chung, bất khuất.

Tác giả: Tổng biên tập

 Người đang truy cập: 289
 Tổng số truy cập: 2407625